Site Overlay

Giúp con khám phá khoa học hiệu quả với mô hình tháp học tập

Theo các nhà khoa học, chúng ta nhớ được 5% những gì mình nghe từ người khác, nhưng sẽ nhớ 90% những gì mình truyền cho người khác. Đây chính là nền tảng để tìm ra cách ghi nhớ nhanh hiệu quả.

Mô hình Tháp học tập giúp lưu trữ thông tin hiệu quả hơn. Trong đó, cách học tập phân ra thành 2 phương pháp: Thụ động và chủ động tham gia.

Phương pháp học tập thụ động không cho kết quả duy trì ghi nhớ lâu. Theo đó, trẻ sẽ nhớ: 5% nội dung khi nghe một bài giảng 10% khi bạn đọc sách 20% từ các thiết bị nghe nhìn.

Phương pháp học chủ động, trẻ sẽ nhớ 30% từ thuyết trình, 50% từ thảo luận nhóm, 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm, 90% thông qua việc dạy lại cho người khác.

Thông qua Tháp học tập, chúng ta sẽ thấy các cách học tập truyền thống như nghe giảng, đọc bài, nghe nhìn với âm thanh và hình ảnh trực quan… không mang lại sự tương tác tốt, kết quả học tập không cao. Theo phương pháp học tập này, độ rơi rụng kiến thức của trẻ cũng giống như nước đổ vào thùng rỉ. 80-90% kiến thức sẽ rơi rụng dần khi mức độ tiếp cận kiến thức ngày càng nhiều hơn.

Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như học vẹt, học thuộc lòng, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ tập trung thời gian vào các phương pháp chủ động thực hành.

Tự tay thực hành và dạy lại cho gười khác điều mình biết sẽ giúp con ghi nhớ 75-90% những gì được học. Muốn ghi nhớ 80-90% những gì được học, không có cách gì hiệu quả bằng cho con trẻ tự mình tham gia chủ động vào việc tích lũy thông tin.

Tại học viện Global Science Journey các bạn nhỏ được tham gia trải nghiệm các phương pháp học tập chủ động, tích cực. Ví dụ như: tự tay thực hiện làm các thí nghiệm khoa học, tham gia làm việc nhóm, trình bày quan điểm, ý kiến… thuyết trình, trình bày các dự án, sản phẩm khoa học, DIY dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giúp trẻ nắm chắc kiến thức và ghi nhớ 90%.

Ba mẹ đừng chần chừ đăng ký tham gia trải nghiệm 01 buổi thực hành khoa học cho con tại học viện GSJ tại đây nhé